[Bước tiếp theo của Công nghệ Truyền thông là gì?] ② Trở thành Công ty dẫn đầu về Công nghệ Truyền thông toàn cầu thế hệ mới

21/07/2020
Share open/close
Sao chép URL.

 

Một thế hệ truyền thông di động (‘G’) mới sau mỗi mười năm

Để phân biệt giữa các yếu tố khác biệt với các đặc điểm của chúng, chúng tôi sử dụng chữ ‘G, chữ cái đầu tiên của từ “Generation”. Ví dụ: chúng tôi sử dụng ’G’ để phân biệt giữa các thế hệ công nghệ truyền thông di động khác nhau.

 

Chính xác thì việc phân biệt từng thế hệ của công nghệ truyền thông trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhằm làm phong phú thêm cuộc sống hàng ngày của người dùng là thế nào? Tiến sĩ Lee, người dẫn đầu nghiên cứu của Samsung về các công nghệ chính của 3G, 4G và 5G, giải thích rằng “sự khác biệt xảy ra khi có sự thay đổi lớn về công nghệ và dịch vụ.”

 

Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ công nghệ truyền thông mới xuất hiện cứ sau mỗi 10 năm. Phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như xác định khái niệm thế hệ mới, xác minh tính khả thi của các công nghệ tiềm năng và chuẩn hóa các công nghệ được chọn. “Để phát triển thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông, chúng tôi phải thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về hướng phát triển dịch vụ và công nghệ”, tiến sĩ Lee giải thích. “Có thể nói, truyền thông di động làm việc trên nền tảng giao thức. Chúng tôi phải đảm bảo rằng mọi thứ trong điện thoại thông minh sẽ hoạt động đúng như đã được xác định trong giao thức.

 

Mọi người trong ngành truyền thông di động sẽ hợp tác để chuẩn hóa và thương mại hóa công nghệ. Tiến sĩ Lee sẽ so sánh ngành công nghiệp này với một giải đấu bóng chày để dễ hiểu hơn; “Vì chúng tôi làm việc với nhiều bên liên quan nên sẽ không tránh khỏi những căng thẳng và những cuộc thảo luận kéo dài. Nhưng tất cả chúng ta đang làm việc cùng nhau với một mục tiêu trong tâm trí – sự phát triển của toàn ngành.

 

 

Lịch sử phát triển của công nghệ truyền thông di động

Thế hệ đầu tiên của công nghệ truyền thông di động 1G được xây dựng dựa trên công nghệ analog. Giọng nói của người dùng được truyền tải thông qua tín hiệu điện, vì vậy có thể nghe thấy tiếng ồn xung quanh. “Trong kỷ nguyên 1G, chuyển vùng quốc tế bị hạn chế bởi các quốc gia có các tiêu chuẩn độc lập riêng mà không nhất thiết phải tương thích với nhau”, tiến sĩ Lee cho biết.

 

Thế hệ thứ hai, hay còn được gọi là 2G, mang đến tính năng kỹ thuật số mới. Điện thoại di động cung cấp nhiều chức năng hơn, không chỉ có các cuộc gọi thoại mà còn có chức năng liên lạc dữ liệu tốc độ thấp như dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) và email. Tuy nhiên, tiêu chuẩn truyền thông di động vẫn còn rất khác nhau giữa các quốc gia. Trong thời đại 2G, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã sử dụng IS-95 (Tiêu chuẩn tạm thời 95) dựa trên CDMA (Đa truy cập phân chia theo mã) trong khi Nhật Bản sử dụng PDC (Di động kỹ thuật số cá nhân), tiến sĩ Lee giải thích. Nhiều quốc gia, chủ yếu ở châu Âu đã ra mắt GSM (Hệ thống thông tin di động toàn cầu) là công nghệ tiêu chuẩn hợp nhất của họ nhằm cải thiện các dịch vụ chuyển vùng quốc tế so với những gì đã có ở thế hệ 1G.

 

Với sự ra đời của 3G, tốc độ liên lạc được cải thiện. Thời đại 3G là sự khởi đầu của hình ảnh những chiếc điện thoại thông minh ngày nay. Với tốc độ dữ liệu nhanh hơn, cuộc gọi video, cũng như phân phối nội dung đa phương tiện bao gồm cả video, đều đã được hiện thực hóa, tiến sĩ Lee chia sẻ. Trong kỷ nguyên 3G, hai tiêu chuẩn đã được hình hành, đó là WCDMA ở Châu Âu và CDMA2000 ở Mỹ. Các dịch vụ mới như ứng dụng di động và nhạc số trở nên phổ biến, thu hút một lượng lớn người dùng thông tin di động.

 

LTE, viết tắt của cụm từ Long Term Evolution, có nghĩa là Tiến Hóa Dài Hạn, là công nghệ dẫn đầu thị trường 4G. Dựa trên ghép kênh phân chia tần số trực giao (OFDM) và công nghệ nhiều đầu ra đa đầu vào (MIMO) để truyền dữ liệu tốc độ cao, LTE thực sự phổ biến trên điện thoại thông minh. Như Tiến sĩ Lee đã chỉ ra, “với tốc độ truyền tối đa 1Gb/giây, chúng ta có thể tận hưởng các dịch vụ trực tuyến như phát video chất lượng cao hoặc chơi các trò chơi trực tuyến ngay cả khi đang di chuyển.”

 

5G được biết đến qua việc cung cấp một tốc độ đường truyền nhanh chưa từng có. 5G đặt mục tiêu trở thành một hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội bằng cách cung cấp Băng thông di động rộng nâng cao (eMBB), truyền thông máy số lượng cực lớn (mMTC) và thông tin độ tin cậy cực kỳ cao với độ trễ thấp (URLLC). “Công nghệ 5G không chỉ được tạo ra để phục vụ phát triển dịch vụ đa phương tiện”, tiến sĩ Lee lưu ý. “Các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm các nhà máy thông minh, thông tin liên lạc giữa các phương tiện và thành phố thông minh, đều đang hướng tới truyền thông di động 5G.”

 

Để trở thành một công ty dẫn đầu toàn cầu, từ tiêu chuẩn hóa đến thương mại hóa

Trong lịch sử phát triển lâu dài của ngành truyền thông, Samsung đã đi theo con đường nào? “Samsung bước vào kinh doanh điện thoại di động từ 1G”, tiến sĩ Lee giải thích. “Ban đầu, chúng tôi sản xuất các sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn bao gồm các công nghệ từ những đối thủ khác. Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều trong việc phát triển các công nghệ của chính mình để đưa chúng vào các tiêu chuẩn kể từ 3G”.

 

 

Kết quả của sự nỗ lực đã thành hiện thực vào khoảng thời điểm của 4G. “Samsung đã tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa 3G là một trong những thành viên mới. Tuy nhiên, Samsung đã trở thành một trong những công ty hàng đầu khi LTE được chuẩn hóa và chúng tôi đã thành công trong việc thương mại hóa LTE đầu tiên”, tiến sĩ Lee chia sẻ. Vào thời điểm đó, Tiến sĩ Lee là phó chủ tịch của RAN1, một nhóm làm việc trong 3GPP. Ông đã tổ chức các phiên công nghệ cho quá trình tiêu chuẩn hóa và dẫn dắt các cuộc thảo luận. “Có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, những người muốn áp dụng các công nghệ của riêng họ vào các tiêu chuẩn. Thông qua các cuộc thảo luận này, tôi đã có thể hiểu rõ về các xu hướng toàn cầu của ngành”.

 

Cuối cùng, những kinh nghiệm này đã trở thành một cơ sở vững chắc cho việc tiêu chuẩn hóa 5G. Sự lãnh đạo khác biệt trong việc lựa chọn các công nghệ để chuẩn hóa và thiết lập các quy trình như lịch trình tiêu chuẩn hóa, giúp công ty có thể dẫn dắt quá trình ngay từ đầu. “Samsung đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên về việc sử dụng các băng tần mmWave như 28 GHz cho thông tin di động và đóng góp rất nhiều cho sự thành công của 5G, Tiến sĩ Lee cho biết. Chúng tôi đã có thể thiết lập và dẫn đầu các chương trình nghị sự quan trọng trong toàn bộ quá trình tiêu chuẩn hóa và thương mại hóa 5G”.

 

Kiến Tạo Giá Trị Mới Cho Công Nghệ Truyền Thông Tương Lai

Một năm trước, Samsung là công ty đầu tiên thực hiện thương mại hóa mạng 5G. Hiện nay, Samsung đang tập trung nghiên cứu “5G Evolution” (Tạm dịch: “Cải Tiến Mạng 5G”) để phát triển công nghệ 5G hiện có mặt trên thị trường. Ngoài ra, Samsung cũng đang nghiên cứu để chuẩn bị thương mại hóa công nghệ 6G tiên tiến vào năm 2030. Vào ngày 14 tháng 7, Samsung đã công bố sách trắng mang tên “The Next Hyper-Connected Experience for All.” (Tạm dịch: “Trải Nghiệm Siêu Kết Nối Tiếp Theo Cho Toàn Nhân Loại”) phác thảo chiến lược phát triển 6G của công ty này. Tài liệu này nêu lên các khía cạnh đa dạng liên quan đến 6G gồm có xu hướng kỹ thuật và xã hội, dịch vụ, yêu cầu, công nghệ, và thời gian dự kiến tiêu chuẩn hóa. Mục tiêu của của Samsung khi thương mại hóa 6G là mang trải nghiệm siêu kết nối đến với mọi góc cạnh trong cuộc sống.

 

Khi mảng nghiên cứu công nghệ 6G đang dần trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, Sách trắng 6G của Samsung đã giúp công ty nâng cao vị trí trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này. Tiến sĩ Lee giải thích rằng, “Hiện chúng tôi vẫn đang đánh giá tiềm năng và khả năng ứng dụng của nhiều công nghệ khác nhau. Ví dụ như tần số terahertz (THz) vốn dĩ có tiềm năng ứng dụng nhưng vẫn chưa được xuất hiện trong truyền thông di động chẳng hạn”.

 

Tại Samsung, trung tâm trong ngành công nghiệp truyền thông với sức ảnh hưởng to lớn, tiến sĩ Lee sẽ tiếp tục làm việc để vạch ra những hướng đi chưa ai biết đến. Việc tiêu chuẩn hóa công nghệ truyền thông di động có thể được xem là “‘môn nghệ thuật tổng hợp’ vì nó yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa khả năng thuyết phục, ngoại giao, cũng như kiến thức công nghệ vững chắc”, tiến sĩ Lee nhấn mạnh. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, chúng tôi cũng đã vài lần nếm mùi thất bại bên cạnh những thành công khác. Bản thân tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức để phát triển và tiêu chuẩn hóa công nghệ tiên tiến này”.

 

Nếu bỏ đi những trở ngại hiện có thì khao khát lớn nhất của tiến sĩ Lee trong tương lai gần chính là “kỷ nguyên trải nghiệm siêu kết nối mới dành cho người dùng”. Khi bàn về tương lai, tiến sĩ Lee dự đoán rằng “bằng cách kết nối máy tính hiệu năng cao với công nghệ truyền thông, những thiết bị đầu vào và đầu ra gọn nhẹ sẽ thay thế cho laptop của chúng ta. Các hình thức truyền thông đa phương tiện mới sẽ xuất hiện như ảnh ba chiều chẳng hạn. Thế giới vật lý của chúng ta sẽ được sao chép vào thế giới kỹ thuật số nhằm theo dõi theo thời gian thực và kiểm soát toàn diện hệ thống phòng chống tai nạn đầy phức tạp như tính năng giám sát chuyến bay”. Nói cách khác, thế giới số hóa có thể giúp nhân loại củng cố những giá trị mới trong tương lai”.

 

Công nghệ truyền thông len lỏi trong từng ngóc ngách của cuộc sống chúng ta theo những cách mà chúng ta chưa nhận thức được và mở ra cánh cửa đến thế giới mới. Tiến sĩ Lee cho biết, “Khi nghiên cứu phát triển công nghệ truyền thông, chúng tôi nhắm đến mục tiêu tạo ra những giá trị mới bằng cách thúc đẩy kết hợp các lĩnh vực liên quan”. Ông bày tỏ niềm tin vững chắc vào việc hướng đến tương lai để khám phá những vấn đề có thể phát sinh sau đó tìm cách giải quyết chúng.

 

 

 

Doanh nghiệp > Công nghệ

Nếu có thắc mắc liên quan đến dịch vụ khách hàng, xin truy cập https://www.samsung.com/vn/info/contactus để được trợ giúp.
Nếu có các câu hỏi liên quan đến báo chí, xin liên hệ qua địa chỉ xinchao.samsung@samsung.com.

Xem qua những câu chuyện mới nhất về Samsung

Tìm hiểu thêm
Lên đầu trang