Con Đường Đến 5G: Hiểu Hơn Về Mạng Thế Hệ Mới

03/03/2020
Share open/close
Sao chép URL.

Năm 2019, 5G đã xuất hiện trên thế giới. Vào năm 2020, nó trở nên thịnh hành hơn và mang đến trải nghiệm điện thoại mới cho người dùng. Với tốc độ và khả năng kết nối của mạng 5G, người dùng chỉ cần vài giây để tải xuống các bộ phim và phát video độ phân giải 8K trong nháy mắt. Ngoài ra, người dùng còn có thể gọi video với hình ảnh rõ nét và thỏa sức chơi game với đồ họa khủng mà không ngại các lỗi truyền tải thường gặp. Và thật tuyệt làm sao khi những điều nêu trên chỉ mới là bước khởi đầu của công nghệ này. Công nghệ mạng 5G sẽ ngày càng phát triển, kết nối của chúng ta sẽ mạnh hơn, phương tiện truyền thông sẽ nhanh hơn, và cuộc sống sẽ thuận tiện hơn.

 

Để nắm rõ trọn vẹn tiềm năng của mạng 5G, chúng ta nên xem lại bối cảnh và quá trình hình thành cũng như sự phát triển của công nghệ này. Hãy tìm hiểu xem mạng 5G ngày nay như thế nào và chúng ta có thể trông chờ gì vào mạng 5G trong tương lai.

 

Khởi Điểm Với Mạng 5G Không Độc Lập

Khi mạng 5G lần đầu tiên ra mắt vào năm ngoái, nó đã thể hiện bước đầu của cuộc chuyển đổi lớn trong lĩnh vực công nghệ di động. Hệ thống mạng này – được gọi là mạng 5G không độc lập – cho thấy cái nhìn thoáng qua về tương lai mạng 5G siêu nhanh đang dần được hình thành.

 

Mạng 5G không độc lập sử dụng các dải tần số radio khác nhau cùng một lúc. Đặc biết, chúng sử dụng hai tần số 5G khác nhau với băng thông cao hơn cho thông lượng nhanh hơn. Điều này có nghĩa là càng nhiều dữ liệu (như một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình) có thể được truyền tải đến thiết bị nhanh hơn so với dùng mạng 4G LTE.

 

Mạng 5G không độc lập sử dụng các dải tần số radio khác nhau cùng một lúc. Đặc biết, chúng sử dụng hai tần số 5G khác nhau với băng thông cao hơn cho thông lượng nhanh hơn. Điều này có nghĩa là càng nhiều dữ liệu (như một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình) có thể được truyền tải đến thiết bị nhanh hơn so với dùng mạng 4G LTE.

 

 

Mạng 5G không độc lập là yếu tố then chốt để ứng dụng công nghệ 5G – tuy nhiên đây chỉ là bước đầu trong cuộc hành trình.

 

Mở Đầu Cho Độ Phủ Sóng Rộng Hơn Với Chia Sẻ Phổ Tần Động

Tận dụng cơ sở hạ tầng 4G sẵn có, chia sẻ phổ tần động (DDS) thúc đẩy mạng 5G phát triển nhanh chóng và mở rộng phủ sóng mạng 5G. Quan trọng hơn, hạ tầng 4G đặt nền tảng cho hệ thống mạng 5G (xin hãy xem mục tiếp theo) bằng cách bảo đảm rằng mạng lõi 5G sẽ được bao phủ rộng rãi ngay khi ra mắt.

 

Theo thông lệ, khi mạng chuyển đổi từ 2G sang 3G đến 4G, nhiều phổ tần hơn sẽ được thêm vào hệ thống di động. Từ đó các nhà mạng gặp phải một vấn đề: họ phải chờ cho đến khi đủ người dùng nâng cấp mạng mới có thể tái sử dụng các băng tần cũ cho công nghệ mới. Sau đây là một ví dụ: Giả sử nhà mạng có phổ tần trung 40Mhz. Hiện tại, họ phải chia phổ tần này làm đôi bằng cách đưa 20MHz cho mạng 4G LTE và 20MHz còn lại cho mạng 5G dù người dùng 4G vẫn đang nhiều hơn người dùng mạng 5G.

 

Chia sẻ phổ tần động (DDS) có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng những thuật toán cho phép các nhà mạng chia sẻ phổ tần giữa các thiết bị sử dụng mạng 4G LTE và 5G. Ngoài ra, DDS liên tục tối ưu hóa sự phân chia này khi nhiều khách hàng chuyển từ mạng 4G LTE sang 5G. Vì vậy, DDS giúp chuyển đổi sang mạng 5G dễ dàng hơn.

 

 

Tiến Đến Giai Đoạn Tiếp Theo Với 5G Độc Lập

Khác với 5G không độc lập, 5G độc lập không sử dụng cơ sở hạ tầng 4G LTE sẵn có. Thay vào đó, mạng 5G này cần có nền tảng mới để hỗ trợ cho tốc độ siêu khủng của nó.

 

Cấu trúc hạ tầng nêu trên bao gồm lõi 5G mới đóng vai trò trung tâm của hệ thống mạng. Ngoài ra, công nghệ Node B New Radio thế hệ 5 cho phép các thiết bị di động kết nối với mạng. Mạng 5G độc lập thậm chí còn hiệu quả hơn so với người tiền nhiệm 4G và có thể cải thiện hiệu suất thông lượng dữ liệu bằng cách tận dụng mmWave, cũng như bằng tần số thấp và trung. Hơn nữa, 5G độc lập tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng hệ thống mạng để tạo ra những sản phẩm mới và trải nghiệm tuyệt vời như livestream độ phân giải 4K và xe tự lái.

 

 

5G độc lập cũng có thể cải thiện băng tần của mạng. Nó có thể gửi dữ liệu đến và đi từ 1 triệu thiết bị trên mỗi km vuông so với chỉ 100.000 thiết bị trên mỗi km vuông khi sử dụng mạng 4G.

 

Dòng sản phẩm Galaxy S20 mới của Samsung thể hiện bước tiến lớn tiếp theo cho sự phát triển của công nghệ 5G của công ty. Tất cả ba thiết bị trong dòng Galaxy S20 đều là những thiết bị đầu tiên có tính năng 5G độc lập (SA). Từ tương tác thực tế ảo đến chơi game trên nền tảng đám mây, những trải nghiệm 5G tốt nhất đòi hỏi công nghệ SA 5G tiên tiến nhất và Galaxy S20 có sẵn những điều đó.

 

Khi mạng 5G phát triển, dòng sản phẩm Samsung 5G đang sẵn sàng ra mắt cũng sẽ tạo nên nhiều đột phá. Trong năm tới, Samsung sẽ giới thiệu thêm nhiều sản phẩm sử dụng 5G bao gồm giải pháp tích hợp một chip, thương mại hóa các phiên bản 5G mới nhất, hỗ trợ chuyển vùng toàn cầu 5G và nhiều tính năng 5G tiên tiến khác. Công nghệ 5G mới đang tạo tiền đề cho những trải nghiệm độc đáo. Với mỗi bước đi trong cuộc hành trình phát triển công nghệ này, Samsung sẽ luôn dẫn đầu để mang những trải nghiệm tuyệt với nhất đến với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

 

 

1 Việc thực hiện chia sẻ phổ động sẽ thay đổi theo vùng và nhà mạng. Kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ di động của bạn để biết chi tiết đầy đủ.

2 Hiệu suất thực tế sẽ thay đổi theo khu vực và điều kiện mạng.

Sản phẩm > Di động

Sản phẩm > Khác

Nếu có thắc mắc liên quan đến dịch vụ khách hàng, xin truy cập https://www.samsung.com/vn/info/contactus để được trợ giúp.
Nếu có các câu hỏi liên quan đến báo chí, xin liên hệ qua địa chỉ xinchao.samsung@samsung.com.

Xem qua những câu chuyện mới nhất về Samsung

Tìm hiểu thêm
Lên đầu trang