Những bước tiến trong quản lý, Phần 2: Lợi thế cạnh tranh về thân thiện với hệ sinh thái của công nghệ di động Samsung

29/11/2017
Share open/close
Sao chép URL.

Samsung Electronics cam kết tăng cường công nghệ và duy trì trách nhiệm hướng về môi trường. Bằng cách giữ định hướng thân thiện với môi trường ở từng giai đoạn thiết kế và sản xuất, công ty nhắm đến mục tiêu giảm thiểu tác động môi trường trong tất cả các hoạt động kinh doanh.

 

Trong phần hai của loạt bài “Những bước tiến trong quản lý”, chúng tôi khám phá ra một số phương pháp Samsung đã sử dụng để cung cấp các giá trị mới cho khách hàng và môi trường thông qua các ứng dụng xanh và cải tiến di động thân thiện với môi trường.

 

 

Sử dụng vật liệu và công nghệ bền vững để tạo nên một thế giới bền vững

 

Làm thế nào một điện thoại thông minh có thể trở nên thân thiện với môi trường? Samsung đã làm việc không ngừng để phát triển nguồn vật liệu nhằm cải thiện các đặc tính sinh thái thông qua các dự án hợp tác giữa các phòng ban khác nhau bao gồm R&D và phòng quản lý chất lượng.

 

Nhờ nỗ lực này, công ty đã cho ra đời các sản phẩm có chứa chất liệu sinh học từ ngô công nghiệp, nhựa dẻo và một ứng dụng polyketone mới, một loại polymer được sản xuất với carbon monoxide thu được trong quá trình chế phẩm dược, được sử dụng trong những chiếc TV đầu tiên của ngành công nghiệp.

 

Samsung cũng sử dụng nhựa tái chế cho các sản phẩm được lựa chọn sau khi phân loại, làm sạch và tái chế chất dẻo từ các chất thải thu gom kết hợp với các công ty tái chế. Chẳng hạn như, Galaxy S8 sử dụng nhựa tái chế trong bao bì bên trong (30%) và bộ sạc sạc (20%). Phân nửa hộp điện thoại được tạo nên từ giấy tái chế trong khi bao bì và sổ tay của nó được in bằng mực được làm từ đậu nành.

 

 

Hiệu suất năng lượng là một cách hiểu khác về tính bền vững. Chẳng hạn, bộ sạc nhanh của Galaxy S8 (5V / 2A, 9V / 1.67A) được tối ưu hóa với mức tiêu thụ năng lượng không tải thấp (0.02w) và nâng cao hiệu suất sạc (86%).

 

Những nỗ lực này là nguyên nhân tại sao các thiết bị của Samsung liên tục được công nhận bởi thiết kế và công nghệ vững chắc của họ, đạt được nhãn sinh thái ở nhiều thị trường trên thế giới. Như Galaxy S8 đã được cấp một số nhãn hiệu sinh thái bao gồm EPEAT và ECOLOGO Gold Certification của UL (USA), Carbon Trust (U.K.), Vitality Leaf (Nga) và Selo Colibri (Brazil).

 

 

 

Xanh và sạch: Quản lý Hóa chất hợp lý

 

Bằng việc mở rộng các quy định về RoHS và REACH trên toàn thế giới, Samsung không ngừng tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt và quản lý nguồn nguyên liệu và phụ tùng được sử dụng để đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn và có trách nhiệm với khách hàng.

 

Trong số những nỗ lực quản lý của công ty bao gồm việc duy trì một Phòng Phân tích Môi trường để phân tích các chất độc hại và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi cùng quy trình giám sát tại chỗ đối với những chất liệu hạn chế. Ngoài ra, Samsung đã đào tạo hơn 650 kiểm toán viên nội bộ để thi hành kiểm soát chất lượng môi trường nhằm đảm bảo rằng các chất liệu bị hạn chế xuất hiện trong sản phẩm của mình.

 

 

Công ty cũng đang vận hành Chương trình Chứng nhận Đối tác Sinh thái, một sáng kiến toàn diện về môi trường nhằm đánh giá tác động với môi trường của thành phần sản phẩm, nguyên liệu thô và quá trình sản xuất của nhà cung cấp. Để đảm bảo tính hiệu quả của chương trình, Samsung đã phát triển Hệ thống Quản lý Hợp nhất Môi trường- Hóa chất (e-CIMS) để kiểm soát các chất độc hại được sử dụng bởi Eco-Partners và chỉ hoạt động với các công ty đã có được tất cả các chứng nhận cần thiết liên quan đến vấn đề sinh thái. Hiện tại, Samsung đang quản lý 1.058 đối tác – tăng gấp bốn lần tính từ năm 2010.

 

Ngoài ra, công ty đã tự nguyện hành động để loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các hóa chất nguy hiểm như polyvinyl chloride (PVC), chất chống cháy brom (BFRs) và phthalates đồng thời liên tục giảm sử dụng các chất nguy hại trong sản phẩm của mình.

 

 

Đánh giá và phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường.

 

Trong vài năm qua, Samsung đã tiến hành Đánh giá Chu kỳ Đời sống (LCA) cho dòng điện thoại thông minh hàng đầu của mình. Phương pháp luận này đánh giá 12 tác động môi trường tiềm tàng chẳng hạn như sự nóng lên toàn cầu, axit đại dương và sự suy giảm tầng ôzôn ở mỗi giai đoạn của vòng đời sản phẩm, từ thiết kế và sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng, xử lý và thải bỏ.

 

Kỹ thuật này được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2015 trên Galaxy S6 và Galaxy Note5, được theo dõi thông qua Galaxy Note8 – điện thoại thông minh hàng đầu của Samsung. Các thiết bị trải qua 12 quá trình cho thấy tác động môi trường lớn nhất của họ ở các lĩnh vực tiền sản xuất và phân phối. Dựa trên kết quả LCA, những khu vực này là nơi Samsung sẽ tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm rò rỉ chuỗi cung ứng của các thiết bị. Qua đó làm giảm tác động đến môi trường của sản phẩm.

 

 

Song song với cam kết cải thiện hiệu suất năng lượng và tái chế, giảm thiểu yếu tố rủi ro của sản phẩm, Samsung cũng đã thiết lập Hệ thống Đánh giá Sinh thái của riêng mình để đánh giá hiệu quả hoạt động bền vững của mỗi dự án phát triển sản phẩm. Hệ thống đánh giá bao gồm ba hạng mục – Sản phẩm sinh thái cao cấp, Sản phẩm sinh thái tốt và Sản phẩm sinh thái – được xác định dựa trên hiệu quả năng lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường toàn cầu.

 

Thông qua việc sửa đổi và đánh giá các tiêu chuẩn, Samsung sẽ phản ánh những tính năng sinh thái và những nâng cấp môi trường mới nhất trong sản phẩm của mình. Vị trí sản phẩm ngày càng được cải thiện và công ty đang phấn đấu để đạt 90% những dự án phát triển vừa nhận được chứng nhận EcoProduct tốt hoặc cao hơn vào năm 2020.

 

 

Cắt giảm, tái sử dụng, tái chế: Góp phần vào tuần hoàn kinh tế

 

Đóng vai trò hỗ trợ tuần hoàn kinh tế, Samsung sẽ tham gia vào một loạt các hoạt động nhằm cải thiện hiệu quả và tái sử dụng tài nguyên. Những sáng kiến này bao gồm: mở rộng thời gian sử dụng sản phẩm bằng cách cung cấp các dịch vụ như sửa chữa sản phẩm, nâng cấp firmware để cải tiến hiệu suất và kéo dài thời gian bảo hành.

 

Ngoài ra, thay vì vứt bỏ các sản phẩm di động bị trả về, Samsung sẽ thay đổi bộ phận của chúng, cài đặt lại phần mềm và đóng gói lại như những thiết bị vừa được tân trang lại sau đó bán chúng với giá giảm. Khởi đầu ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, dịch vụ này cải thiện hiệu quả tài nguyên bằng cách tạo điều kiện cho việc tái sử dụng hàng hoá.

 

Ví dụ điển hình là hồi đầu năm nay Samsung  đã công bố kế hoạch tái sử dụng và tái chế các bộ phận được chọn lọc  của thiết bị Galaxy Note7. Các bộ phận như mô-đun hiển thị OLED, chip bộ nhớ, mô – đun máy ảnh và nguyên liệu thô đã được sử dụng cho các mục đích dịch vụ, được bán dưới dạng thành phần hoặc kết hợp với Galaxy Note FE và làm việc với các công ty chuyên thu các vật liệu tái chế.

 

Một dự án khác đang được thực hiện bởi Samsung đó là Galaxy Upcycling của C-lab cung cấp một phương thức trách nhiệm về môi trường cho các thiết bị di động Galaxy cũ được tái chế. 70% các thiết bị đã qua sử dụng vẫn không bị ảnh hưởng sau 3 năm khởi động và số lượng các sản phẩm này ước tính khoảng 0,2 tỷ chiếc mỗi năm. Những thiết bị có thể bị lãng quên trong ngăn kéo bàn hoặc bị vứt đi được tận dụng để xây dựng nền tảng IoT mới, hệ thống camera quan sát, bảng điều khiển trò chơi và nhiều hơn nữa.

 

Samsung cũng đang nỗ lực tái sử dụng các nguồn lực bằng cách tiến hành các hoạt động như thiết lập hệ thống thu gom chất thải, mở rộng sử dụng các vật liệu tái chế và các chương trình thu hồi cũng như tái chế trên toàn cầu tại khoảng 60 quốc gia.

 

 

Qua việc tạo ra một nền kinh tế bền vững hơn sẽ làm thay đổi thế giới ở nhiều phương diện. Samsung sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để thi hành các giải pháp môi trường và tài nguyên trong khi vẫn cung cấp cho người tiêu dùng số lượng và chất lượng sản phẩm được thiết kế ngày càng hợp lý.

Doanh nghiệp > Công nghệ

Sản phẩm > Di động

Nếu có thắc mắc liên quan đến dịch vụ khách hàng, xin truy cập https://www.samsung.com/vn/info/contactus để được trợ giúp.
Nếu có các câu hỏi liên quan đến báo chí, xin liên hệ qua địa chỉ xinchao.samsung@samsung.com.

Xem qua những câu chuyện mới nhất về Samsung

Tìm hiểu thêm
Lên đầu trang