Quantum Dot Artisan: Tiến sĩ Eunjoo Jang, người bạn đồng hành cùng Samsung

30/11/2017
Share open/close
Sao chép URL.

 

Trong những năm gần đây, một trong những thành tựu đột phá của các nhà nghiên cứu Samsung là sự phát triển của công nghệ chấm lượng tử không chứa cadmium, hiện đang được sử dụng trong các QLED TV  của Samsung. Trong khi chấm lượng tử mang lại ánh sáng tuyệt vời, công nghệ này lại gây hại cho môi trường bằng chất độc cadmium có nguy cơ bị thải ra qua quá trình phân hủy các hạt nanô. Tuy nhiên, các chấm lượng tử của Samsung lại không chứa cadmium và Samsung hiện là công ty duy nhất sản xuất ra các chấm lượng tử không chứa cadmium (hay còn gọi là phi Cd).

 

Kiến trúc sư phát triển công nghệ chấm lượng tử phi Cd là Tiến sĩ Eunjoo Jang tại Viện Công nghệ Tiên tiến Samsung (SAIT). Với thành tích của mình, Tiến sĩ Jang được bổ nhiệm chức vụ Samsung Fellow (người đồng hành cùng Samsung) vào ngày 16 tháng 11 – Đây là một chức vụ được vinh danh tại Samsung từ năm 2002 nhằm vinh danh những thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu. Chức vụ này còn được gọi là “Giải Nobel của Samsung”.

 

Tiến sĩ Jang, người đã tham gia nghiên cứu về công nghệ chấm lượng tử phi Cd trong hơn 15 năm, gần đây đã chia sẻ với Samsung Newsroom câu chuyện đằng sau nghiên cứu của cô về công nghệ, cũng như những suy nghĩ của cô về tương lai của việc đổi mới hiển thị.

 

 

 “Tôi muốn làm việc không người nào có thể làm được”

 

 

Tiến sĩ Jang, người trước đây đã từng theo học các chất xúc tác tại POSTECH và Đại học Ottawa ở Canada, đã rất quan tâm đến việc phát triển công nghệ chấm lượng tử có thể thúc đẩy công nghệ xúc tác khi bắt đầu dự án tại SAIT năm 2002:

 

“Tôi nghĩ rằng công nghệ nano sẽ phù hợp với chấm lượng tử bởi vì nó là vật liệu bán dẫn. Vào thời điểm đó không có quá nhiều ứng dụng về chấm lượng tử, tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi là nhìn về phía trước 10 năm nữa. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu, tôi là một trong số ít những người tìm kiếm ứng dụng tiềm năng trong tương lai, nhưng lại có nhiều người đặt rất ít niềm tin vào việc này và nghi ngờ rằng liệu các học tập và nghiên cứu có thể khả thi hay không.”

 

Tiến sĩ Jang nhớ lại việc phát triển công nghệ chấm lượng tử phi Cd là một thách thức. Trong khi chấm lượng tử được nghiên cứu rộng rãi vì khả năng hấp thụ và phát ra ánh sáng, và cũng được sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng khác nhau, tuy nhiên ứng dụng của nó vào các lĩnh vực khác có vẻ bị hạn chế vì nó chứa lượng cadmium kim loại nặng nguy hiểm.

 

“Lúc đầu, chúng tôi thậm chí còn không thể hình dung ra dấu chấm lượng tử phi Cd là như thế nào. Tuy nhiên, cam kết của Samsung là trở thành một nhà sản xuất có trách nhiệm với toàn cầu và tầm nhìn là có thể làm cho chấm lượng tử có thể hoạt động được. Tôi đã có thể nhanh chóng tạo ra chấm lượng tử có chưa cadmium, nhưng tôi muốn làm điều mà không ai khác có thể làm được. Vì vậy, tôi đã làm việc thêm ba năm nữa để tạo ra chấm lượng tử phi Cd.”

 

Tiến sĩ Jang mô tả việc nghiên cứu khoa học của cô đã được ứng dụng cho một sản phẩm thương mại đặc biệt: “Đó là một khoảng thời gian tuyệt vời khi tôi đang giúp đỡ việc thiết kế ra một nhà máy sản xuất các sản phẩm chấm lượng tử phi Cd, một công nghệ đã thực sự được bắt đầu được áp dụng từ công việc trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu của tôi đã được sử dụng cho sản xuất thực tế, và khi chấm lượng tử phi Cd lần đầu tiên được giới thiệu tại CES 2015, đó là một trải nghiệm tuyệt vời “.

 

 

Sự mở rộng của chấm lượng tử phi Cd trên các sản phẩm Samsung

 

 

Tiến sĩ Jang giải thích: “Đã ba năm kể từ khi công nghệ chấm lượng tử đã được áp dụng cho các sản phẩm của Samsung. Công nghệ này đã được chứng minh là ổn định ngay cả khi chúng tôi thay đổi cấu trúc của nó để có độ sáng cao hơn, làm mờ cục bộ, hiển thị 8K và các tính năng khác.”

 

Tiến sĩ Jang cũng nhấn mạnh niềm tin của mình đối với môi trường làm việc của Samsung chính là chìa khóa thành công trong việc hình thành công nghệ. “Lý do tại sao Samsung Electronics có thể đạt được thành tựu trong lĩnh vực chấm lượng tử là bởi vì công ty đã bắt đầu sớm hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Chúng tôi đã đặt ra một mục tiêu cụ thể từ giai đoạn đầu, và tập trung tài nguyên của chúng tôi vào đó.” Bà nói thêm rằng thành tích này đặc biệt có ý nghĩa đối với bà vì nó là một sự phát triển độc lập “Tôi tự hào rằng Samsung có khả năng phát triển công nghệ tiên tiến như vậy mà không cần phải nhờ đến lực lượng bên ngoài. Đây rõ ràng là minh chứng cho những điểm mạnh của con người cũng như môi trường của chúng tôi trong việc thúc đẩy đổi mới. ”

 

 

Trong tương lai: Chấm lượng tử tự phát sang và hơn thế nữa

 

Vậy, bước phát triển tiếp theo của TV Samsung là gì?

 

Tiến sĩ Jang giải thích sự khác biệt giữa QLED và OLED, “Cả hai đều có điểm mạnh và điểm yếu. OLED hiện đại vẫn chưa được hoàn thiện, và màn hình OLED TV có nhiều điểm yếu liên quan đến việc hiện tượng burn-in, độ sáng, màn hình lớn và dải màu xám mà tất cả là đều do sự ổn định thấp hơn”. Bà đặc biệt nhấn mạnh rằng thay thế lớp phát sáng bằng chấm lượng tử là thật sự rất cần thiết để vượt qua giới hạn của màn hình, “Sử dụng vật liệu hữu cơ hoặc vô cơ cho lớp phát sáng có thể ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Tôi muốn cải tiến lớp vật liệu này với các vật liệu vô cơ là các chấm lượng tử.”

 

Tiến sĩ Jang cũng nói rằng bà hiện đang dành nhiều nghiên cứu cho màn hình QLED tự phát sang cũng như việc ứng dụng nó, “Tôi hiện đang tham gia vào một nghiên cứu để sản xuất một màn hình hiển thị tốt hơn, có thể vượt qua giới hạn của OLED TV và có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ chấm lượng tự phát sang đang được nghiên cứu cho mục đích này. Mục tiêu cuối cùng của tôi là phát triển công nghệ mang lại giá trị mới cho khách hàng và tạo ra một cuộc sống tiện lợi hơn. ”

 

Từ nghiên cứu đến thương mại hoá, Tiến sĩ Jang là một trong những nhà sáng tạo tài năng của Samsung, người đang giúp viết chương tiếp theo về công nghệ hiển thị. Khi bà tiếp tục công việc của mình trong việc phát triển khả năng lãnh đạo của công nghệ chấm lượng tử, sẽ rất thú khi nhìn thấy những đổi mới tiếp theo trong phòng khách của chúng tôi.

 

Tiến sĩ Eunjoo Jang và các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Tiên tiến Samsung (SAIT)

 

Sản phẩm > TV & Nghe nhìn

Nếu có thắc mắc liên quan đến dịch vụ khách hàng, xin truy cập https://www.samsung.com/vn/info/contactus để được trợ giúp.
Nếu có các câu hỏi liên quan đến báo chí, xin liên hệ qua địa chỉ xinchao.samsung@samsung.com.

Xem qua những câu chuyện mới nhất về Samsung

Tìm hiểu thêm
Lên đầu trang