[Video] Mang lại cho sản phẩm cũ luồng sống mới

25/09/2019
Share open/close
Sao chép URL.

Việc thiếu một phương tiện hiệu quả để tái chế chất thải nhựa trên quy mô lớn đang là mối lo ngại cấp bách với những thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường mà nó đang gây ra.

 

Theo báo cáo năm 2016 từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nghiên cứu cho thấy rằng vào năm 2050, chất nhựa (tính theo trọng lượng) có thể nhiều hơn cả cá trong đại dương.1 Việc sử dụng nhựa, theo ghi chú của WEF, “đã tăng lên gấp hai mươi lần trong nửa thế kỷ qua và dự kiến sẽ lại tăng gấp đôi trong 20 năm tới”.

 

Gần đây, Samsung Newsroom đã nêu bật các sáng kiến thân thiện với môi trường mà Công ty điện tử Samsung đã thực hiện như trong cam kết kéo dài hàng thập kỷ của mình về đổi mới bền vững. Tại đây, chúng tôi sẽ đề ra những nỗ lực của công ty về chống lãng phí điện tử và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn qua việc tái chế tài nguyên một cách an toàn và hiệu quả.

 

Một giải pháp đơn giản

Tái chế chất thải điện tử là một quá trình phức tạp liên quan đến việc tháo rời hoặc cắt nhỏ các thiết bị cũ để phục hồi các tài nguyên hữu ích. Để giúp đơn giản hóa bước đầu tiên của quy trình, thu gom rác thải điện tử, vào năm 1998, Công ty điện tử Samsung đã khởi xướng một chương trình tại Hàn Quốc mang tên trả lại và tái chế. Hiện dịch vụ miễn phí này được gọi là Chương trình Re+, cho phép người tiêu dùng đổi trả điện thoại thông minh và thiết bị cũ tại các cửa hàng và trung tâm dịch vụ của Samsung hoạt động trên 54 quốc gia. 2

 

 

Một khi những chiếc điện thoại thông minh được thu lại, pin của nó sẽ được tháo rời và xử lý riêng. Thay vì đốt pin, như thường thấy khi hủy bỏ thiết bị điện tử, thay vào đó Samsung sẽ loại bỏ pin một cách an toàn và thân thiện với môi trường. Pin điện thoại thông minh trải qua bốn giai đoạn xử lý, bao gồm các giai đoạn xử lý muối, đâm thủng, sấy khô và phân mảnh. Bất kỳ kim loại coban, niken hoặc kim loại hiếm khác được chiết xuất trong quá trình xử lý đều được tái sử dụng trong các sản phẩm mới.

 

Khi các thiết bị cũ được thu lại và chuyển đến cơ sở tái chế, các thiết bị đó sẽ được xử lýqua một giai đoạn cực kì quan trọng. Tại đây, giá trị của mọi thiết bị sẽ giảm khi qua xử lý ở giai đoạn đầu tiên của quy trình tái chế, bao gồm việc nghiền nát, tách các thiết bị khỏi phần còn lại để trích xuất các tài nguyên như thép, đồng, nhôm và nhựa.

 

 

Sau khi nghiền vụn thiết bị, quy trình tự động sẽ phân loại theo các tài nguyên được trích xuất. Cần xử lý hậu kỳ để chuyển đổi các tài nguyên này thành nguyên liệu thô nhưng công đoạn này không phải được hoàn thành tại chính cơ sở tái chế, mà là tại các công ty luyện kim ngoài cơ sở.

 

Tạo nên sự khác biệt

 

Theo đúng cam kết tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn và là một trong những mục tiêu trung và dài hạn của mình, Công ty điện tử Samsung đã tạo ra ngày càng nhiều nhựa tái chế có thể dùng. Hy vọng sẽ tận dụng được khoảng 500.000 tấn nhựa tái chế vào năm 2030. Kể từ năm 2009, khoảng 220.000 tấn nhựa tái chế đã được sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới. Nhựa tái chế không chỉ khó khăn và tốn kém khi chế biến, mà nó còn được biết là khó sử dụng vì chất lượng khi thành phẩm cũng thay đổi rất nhiều so với kim loại.

 

Youngjin Seo, Giám đốc Nhóm Môi trường Sản phẩm Điện tử Samsung, từ quan điểm kinh doanh của mình, đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc nỗ lực tái chế này. Ông Seo giải thích rằng “tái chế nhựa từ các thiết bị bỏ đi không chỉ giúp giảm chất thải điện tử mà còn giảm lượng hóa dầu cần thiết để sản xuất sản phẩm mới. Đây là lý do tại sao lưu thông tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp”.

 

Bạn có thể xem quá trình tái chế trong thực tế ở video bên dưới. Xem cách mà một thiết bị – trong trường hợp này là tủ lạnh – được thu thập và phân hủy tại cơ sở tái chế và cách chiết xuất và tái xử lý nhựa để sử dụng trong các thiết bị mới.

 

1 Diễn đàn kinh tế thế giới, nền kinh tế nhựa mới: Xem xét lại tương lai của nhựa (2016.01.19)

2 Tính đến năm 2018.

Doanh nghiệp > Trách nhiệm xã hội

Nếu có thắc mắc liên quan đến dịch vụ khách hàng, xin truy cập https://www.samsung.com/vn/info/contactus để được trợ giúp.
Nếu có các câu hỏi liên quan đến báo chí, xin liên hệ qua địa chỉ xinchao.samsung@samsung.com.

Xem qua những câu chuyện mới nhất về Samsung

Tìm hiểu thêm
Lên đầu trang